Background

Doanh nghiệp là gì

doanh-nghiep-la-gi

Doanh nghiệp là gì

Doanh nghiệp là gì?

Theo Quy định tại Khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2020, theo đó:

“Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”

Mã số Doanh nghiệp là gì?

Theo Quy định tại Điều 29 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2020, theo đó:

1. Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.

2. Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác.

Con dấu của Doanh nghiệp?

Có những loại dấu nào?

Doanh nghiệp được sử dụng nhiều loại dấu: Dấu pháp nhân, Dấu chức danh, Dấu sao y bản chính, Dấu đã thanh toán, Dấu mua hàng qua mạng…

Dấu pháp nhân được chia làm 02 loại: Dấu mộc và Dấu điện tử.

Dấu pháp nhân: Được làm tại cơ sở khắc dấu, chất liệu làm dấu do doanh nghiệp lựa chọn: Dấu gỗ, Dấu liền mực hoặc Dấu đồng. Kích cỡ con dấu, nội dung con dấu, màu mực con dấu do Doanh nghiệp tự Quyết định (Điều 43- Luật Doanh nghiệp năm 2020). Như vậy, Luật Doanh nghiệp không quy định bắt buộc nội dung con dấu, nội dung con dấu do Doanh nghiệp tự quyết định.

Doanh nghiệp nên quyết định hình thức con dấu như sau: Dấu tròn, mực đỏ, trên dấu có ghi Tên doanh nghiệp, Mã số doanh nghiệp, Logo nhận diện doanh nghiệp, Trụ sở doanh nghiệp. Các nội dung trên sẽ là dấu hiệu nhận biết của Doanh nghiệp theo đó khách hàng dễ dàng phân biệt doanh nghiệp này với Doanh nghiệp khác.

Hiện nay dấu pháp nhân của Công ty không cần thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và không cần Công bố trên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký kinh doanh.

Dấu điện tử:

Dấu điện tử của Công ty được ghi nhận tồn tại dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Điều này được ghi nhận tại Điều 43 Luật doanh nghiệp năm 2020:

“Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử”.

Hiện nay đã có Chữ ký số cá nhân và Chữ ký số của doanh nghiệp. Như vậy Chữ ký số được hiểu là một dạng của chữ ký điện tử được mã hóa dữ liệu thông tin của cá nhân hoặc doanh nghiệp. Chữ ký số có chức năng tương tự như chữ ký tươi và con dấu của Doanh nghiệp dùng để ký kết và định danh trên các văn bản và tài liệu số, nó đảm bảo tính bảo mật và an toàn cho các giao dịch điện tử thông qua mạng Intenet.

Khi làm các thủ tục hành chính online, cá nhân doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng Chữ ký số như: Kê khai Hải quan điện tử, Kê khai bảo hiểm xã hội điện tử, Khai báo Thuế điện tử, Giao dịch ngân hàng qua Intenet, Ký hóa đơn điện tử, Thực hiện các thủ tục hành chính thông qua Cổng thông tin điện tử Quốc gia.

Với chủ trương số hóa nhằm mục tiêu thực hiện Chính phủ điện tử, Chữ ký số trở thành công cụ thiết yếu và bắt buộc cho tất cả các doanh nghiệp hiện nay.

 

Công ty Luật LEGALAM – LEGALAM LAW FIRM

Luật sư tư vấn

0769 16 1359

Luật sư tư vấn

0769 18 1359

Luật sư tư vấn

0795 17 1359

Luật sư tư vấn

0762 18 1359

Luật sư tư vấn

0768 20 1359

Luật sư tư vấn

0766 15 1359

Hotline Zalo
0904.551.359
Zalo
0936 06 1359