Background

Điều kiện thành lập doanh nghiệp

dieu-kien-thanh-lap-doanh-nghiep

Điều kiện thành lập doanh nghiệp

1. Điều kiện về chủ thể thành lập Doanh nghiệp

Trước khi thực hiện các thủ tục thành lập công ty, bạn phải xem mình có phải chủ thể được quyền thành lập công ty hay không?

Theo quy định pháp luật, mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập công ty khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có đủ năng lực hành vi dân sự
  • Không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2020 (cán bộ, công chức; sĩ quan, hạ sĩ quan,…)

Ngoài ra, pháp luật đã quy định cụ thể những trường hợp không được thành lập doanh nghiệp.

2. Điều kiện về loại hình doanh nghiệp

Để thành lập công ty, bạn bắt buộc phải lựa chọn được loại hình công ty phù hợp với mô hình, hoạt động kinh doanh của mình. Hiện có các loại hình doanh nghiệp sau để bạn lựa chọn:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên
  • Công ty Cổ phần
  • Công ty hợp danh
  • Doanh nghiệp tư nhân

Ví dụ:

  • Nếu công ty bạn muốn thành lập chỉ có 1 thành viên thì bạn chỉ có thể lựa chọn thành lập Công ty TNHH 1 thành viên
  • Nếu công ty bạn muốn thành lập có 3 thành viên, bạn có thể lựa chọn 02 hình thức:

+ Công ty TNHH 02 thành viên trở lên: giới hạn 50 thành viên

+ Công ty Cổ phần: không giới hạn số Cổ đông

3. Điều kiện về tên doanh nghiệp

“Nhà có số, đường phố có tên“, doanh nghiệp của bạn cũng thế. Tên doanh nghiệp do chủ Doanh nghiệp tự đặt nhưng phải tuân theo những nguyên tắc mà pháp luật quy định:

  • Tên công ty phải viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất 2 thành tố sau đây: loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
  • Không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn.
  • Tên doanh nghiệp có thể bằng tiếng nước ngoài hoặc viết tắt.
  • Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục dân tộc.

Ví dụ: Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Phong, Công ty TNHH Quảng Cáo và Truyền thông GU, Công ty Cổ phần W5 Group,…

Tham khảo: Hướng dẫn đặt tên doanh nghiệp hay

4. Điều kiện về vốn điều lệ

Đối với những ngành nghề kinh doanh không yêu cầu mức vốn pháp định thì pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu mà phụ thuộc vào quy mô thực tế của doanh nghiệp.

Đối với những ngành nghề kinh doanh yêu cầu mức vốn pháp định thì doanh nghiệp cần kê khai mức vốn điều lệ tối thiểu bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó.

Pháp luật không quy định về mức vốn điều lệ tối đa.

Tuy nhiên, mức vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài bạn nộp hàng năm:

  • Vốn điều lệ trên 10 tỷ: 3 triệu/năm
  • Vốn điều lệ dưới 10 tỷ: 2 triệu/năm

5. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào pháp luật không cấm. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần đáp ứng đủ điều kiện đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, sau khi có Giấy phép đăng ký kinh doanh, bạn cần phải tiếp tục xin Giấy phép con tùy thuộc vào yêu cầu từng ngành nghề cụ thể.

Theo kinh nghiệm của LEGALAM, khi đăng ký ngành nghề kinh doanh, bạn nên mở rộng thêm những ngành nghề kinh doanh liên quan đến lĩnh vực chính của mình hoặc những ngành nghề bạn có thể mở rộng trong tương lai để tránh phải thay đổi Đăng ký kinh doanh.

6. Điều kiện về trụ sở chính

“Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp.”

Trụ sở doanh nghiệp phải đáp ứng một số điều kiện sau:

  • Phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Có địa chỉ xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh, phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường.
  • Thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Không được đặt trụ sở tại chung cư, tập thể.

7. Điều kiện về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

  • Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể là chủ doanh nghiệp hoặc đi thuê ngoài
  • Công ty có thể có 01 hoặc nhiều người đại diện
  • Doanh nghiệp phải đảm bảo luôn có ít nhất 01 người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam

Trên đây là tất cả những điều kiện bắt buộc bạn cần nắm rõ trước khi muốn thành lập công ty. Nếu bạn đang có nhu cầu thành lập công ty, mời bạn tham khảo dịch vụ đăng ký kinh doanh của LEGALAM để tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với dãy hotline của LEGALAM để được tư vấn miễn phí.

Công ty Luật LEGALAM – LEGALAM LAW FIRM

Luật sư tư vấn

0769 16 1359

Luật sư tư vấn

0769 18 1359

Luật sư tư vấn

0795 17 1359

Luật sư tư vấn

0762 18 1359

Luật sư tư vấn

0768 20 1359

Luật sư tư vấn

0766 15 1359

Hotline Zalo
0904.551.359
Zalo
0936 06 1359